Mụn và nhọt là hai tình trạng xảy ra khá phổ biến trên da, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều chị em chưa phân biệt được chúng. Vậy làm sao để biết được đâu là mụn và đâu là nhọt, cũng như cách chữa trị hai tình trạng đó ra sao?
Mụn & Cách chăm sóc mụn
Mụn thường là do hậu quả của sự sản xuất dầu quá mức hoặc do sự tích tụ vi khuẩn và tế bào da chết. Chúng thường xuất hiện ở tuổi dậy thì khi mà cơ thể sản xuất quá nhiều hoocmon gây tăng tiết tuyến bã nhờn. Đôi khi một loại vi khuẩn gọi là Propionibacterium acnes có thể xâm nhập vào bên trong da và gây triệu chứng đỏ, đau, kích ứng. Mụn hầu như xuất hiện ở vùng mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện ở lưng và cổ. Chúng có rất nhiều dạng như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn. Một vài cái chứa đầy mủ vì thế chúng rất giống nhọt.

Cách chăm sóc da mụn bao gồm:
- Rửa mặt ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối bằng nước ấm giúp loại bỏ lượng dầu thừa và các tế bào da chết tích tụ trong lỗ chân lông.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa benzyl peroxide và acid salicylic để giảm dầu và tế bào da chết trong lỗ chân lông.
- Dùng các sản phẩm giữ ẩm để tránh khô da do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị mụn.
- Tẩy tế bào da chết 1-2 lần mỗi tuần với các sản phẩm dịu nhẹ.
- Tránh bóp hay nặn mụn vì việc này có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
– Hầu hết với mọi người chỉ cần duy trì thói quen chăm sóc da cẩn thận thì đã giúp giảm mụn hiệu quả, nhưng cần khoảng 6-8 tuần để chữa khỏi hoàn toàn.
– Nếu mụn không giảm bằng các phương pháp đều trị tại nhà thì có thể thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị
Nhọt & Cách chăm sóc nhọt
– Chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus sống thường trú trên bề mặt da nhưng có thể xâm nhập vào lớp da bên dưới thông qua vết cắt, vết cắn hoặc nang lông bị nhiễm khuẩn và tạo thành nhọt.
– Nhọt bắt đầu như một nốt nhỏ, sưng, đỏ nhưng chỉ sau vài ngày thì chứa đầy mủ. Khi nốt sưng đỏ phát triển sẽ tăng áp lực lên da rồi vỡ ra và thoát mủ ra ngoài.

Cách chăm sóc nhọt bao gồm:
- Đắp gạc ấm sẽ giúp giảm đau và mủ dễ thoát ra ngoài. Nếu nhọt ở vị trí khó tiếp cận thì có thể ngâm mình trong bồn nước nóng.
- Có thể dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen, ibuprofen để giảm cảm giác khó chịu.
- Bác sĩ có thể kê thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ hoặc nếu cần chống nhiễm khuẩn huyết có thể chỉ định kháng sinh đường uống.
- Vài trường hợp có thể phải rạch dẫn lưu nhọt và dùng kháng sinh đường toàn thân.
- Khu vực da bị nhọt và vùng da lân cận cần phải được giữ sạch và khô ráo. Cần rửa tay sạch bằng nước và xà bông sau khi chạm vào nhọt để tránh lây lan. Việc dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn, dao cạo râu, dụng cụ trang điểm sẽ lay lan mụn cho người khác.
Khi nào cần đi khám Bác sĩ
- Khi nhọt đau nhiều và không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà;
- Tái phát thường xuyên;
- Sốt;
- Nhọt to hơn 5 cm;
- Nằm gần mắt;
- Nhọt không khỏi sau 2 tuần điều trị tại nhà.
Nếu còn những thông tin nào chưa rõ, hoặc cần hỗ trợ thêm về các phương thức làm đẹp, các chị em hãy liên hệ về fanpage Phòng khám Da liễu – Thẩm mỹ Da PGS.TS Văn Thế Trung Fanpage Thẩm Mỹ Da – PGS.TS Văn Thế Trung hotline 036.848.1666 hoặc đến trực tiếp phòng khám để được tư vấn cách làm đẹp hiệu quả hơn nha.